Trồng răng implant cho người tiểu đường liệu có được hay không? Câu hỏi này hiện đang là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi đến nha khoa trồng răng.
Trồng răng Implant là kỹ thuật giúp phục hình răng đã mất đem lại hiệu quả tối ưu nhất hiện nay. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa chống chỉ định khi áp dụng kỹ thuật này. Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới nhé!
Vậy có nên trồng răng implant cho người tiểu đường hay không ?
Đối với người bình thường, việc trồng răng không hề gây tác động xấu. Tuy nhiên, với người bị bệnh tiểu đường thì có nên trồng răng implant cho người tiểu đường hay không? Bởi lẽ việc máu bị chảy ra ngoài cơ thể sẽ rất dễ nhiễm khuẩn, vết thương khó lành hay Implant bị nhiễm trùng, . ..
Vậy có nên trồng răng implant cho người tiểu đường hay không? Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, muốn thực hiện cấy ghép Implant người bệnh cần phải tiến hành: Khám tổng quát tình trạng răng miệng. Tiến hành chụp X quang để xác định tình trạng bệnh lý cần cấy ghép răng cũng như mật độ xương. Xét nghiệm các chỉ số sinh hoá nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý tại thời điểm cấy ghép.
Nếu người mắc tiểu đường có tình trạng sức khoẻ được kiểm soát tốt thì 90% được cấy ghép răng. Cụ thể, mức đường huyết được coi là an toàn đối với đại đa số bệnh nhân tiểu đường như sau:
- Đường huyết lúc đói là 90-130 mg/dl
- Đường huyết sau ăn 2 giờ dưới 180 mg/dl
- Đường huyết trước khi tập thể dục là 110 mg/dl.
Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường có trồng răng Implant được không sẽ tuỳ thuộc rất lớn vào kết quả sau xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm đạt đủ các tiêu chuẩn trên bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện trồng răng.
Quy trình trồng răng implant cho người tiểu đường
Người đang mắc bệnh tiểu đường muốn thực hiện phẫu thuật cần phải tìm hiểu kĩ và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Đối với cấy ghép implant cho người tiểu đường thì quy trình cũng yêu cầu phức tạp hơn rất nhiều. Cơ bản, quy trình cấy ghép implant cho người tiểu đường gồm những bước sau:
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ được tư vấn và thăm khám sức khoẻ tổng quát. Bác sĩ cần biết về tình hình xương hàm và lượng đường huyết. Trường hợp lượng đường huyết không đạt yêu cầu sẽ cần phẫu thuật tiểu đường đến khi đạt yêu cầu phẫu thuật.
Lưu ý: Lượng đường máu từ 7 – 10 mmol/lít là đạt yêu cầu để phẫu thuật cấy implant.
- Bước 2: Sau khi đánh giá bệnh nhân đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cấy ghép trụ implant.
- Bước 3: Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi tại bệnh viện đợi bác sĩ thăm khám lần cuối. Các vết khâu, trụ implant không gặp vấn đề gì sau phẫu thuật thì có thể về nhà nghỉ dưỡng.
- Bước 4: Hậu cấy ghép implant khoảng 7 đến 10 ngày sau các bạn cần đến thăm khám, kiểm tra và tiến hành cắt chỉ.
- Bước 5: Bác sĩ tiến hành lấy dấu vùng răng hàm để chế tạo mão sứ và gắn lên phía trên trụ implant.
- Bước 6: Tiếp đến bác sĩ sẽ lắp chốt và cố định mão sứ lại => Kiểm tra tính ổn định và tiến hành cấy ghép.
- Bước 7: Cuối cùng bác sĩ đặt răng sứ thật lên trên mặt sứ để hoàn tất quy trình cấy ghép.
Xem thêm: Trồng Răng Implant Cho Người Trung Niên
Những điều cần lưu ý khi trồng răng implant cho người tiểu đường
Đối với trường hợp bệnh tiểu đường có trồng răng sứ bằng cấy implant được không thì cần phải chú ý một vài vấn đề như sau:
- Nên lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi cùng các trang thiết bị y khoa tiên tiến để có thể thực hiện hiệu quả quá trình chữa trị. Trồng răng Implant có nguy hiểm không? Có mang lại hiệu quả cao không?
- Tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và giúp cơ thể nghỉ ngơi trước và sau khi cấy ghép răng.
- Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng tại nhà.
- Thường xuyên tái khám định kì để bác sĩ theo dõi và giải quyết các vấn đề (nếu có) một cách đúng nhanh chóng và hiệu quả.