Cấy ghép Implant là một giải pháp hiệu quả, và bên cạnh đó, cũng có những trường hợp khi bệnh nhân phải cân nhắc lại việc cấy ghép Implant lần 2.
Liệu điều này có khả thi và mang lại kết quả như mong muốn hay không? Hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu về quy trình cấy ghép Implant lần 2 và những điều quan trọng bạn cần phải biết.
Vì sao trước đó cấy ghép Implant bị đào thải?
Trong tất cả các phương pháp phục hình răng hiện có trên thị trường nha khoa trồng răng, cấy ghép Implant được đánh giá cao nhất về tuổi thọ sử dụng. Khi được chăm sóc cẩn thận và đảm bảo nguyên tắc khoa học trong ăn uống, răng cấy ghép Implant có thể tồn tại không khoang miệng trong 25 năm hoặc thậm chí suốt đời.
cấy ghép Implant lần 2 và những vấn đề trên thường sẽ xuất hiện ở những bệnh nhân có tình trạng trụ Implant bị loại bỏ khỏi cơ thể. Mặc dù có tỷ lệ cấy ghép thành công đạt trên 98%, tuy nhiên những vấn đề trên cũng có thể xảy ra do 1 số nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Do sai lầm trong kỹ thuật thực hiện: Trụ Implant có thể bị loại bỏ khỏi cơ thể nếu tay nghề kỹ thuật của bác sĩ yếu kém, không có nhiều kinh nghiệm làm cho phác đồ điều trị bị sai sót. Ngoài ra, nếu cấy ghép trụ Implant vào xương hàm không đảm bảo tiêu chuẩn, răng giả sẽ bị đào thải nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn. Những sai sót nghiêm trọng trong quá trình cấy ghép có thể làm trụ răng bị đào thải cần nhắc đến là: Bác sĩ đặt trụ không đúng vị trí, không đủ lực, đặt sai trụ, . ..
- Không đáp ứng được tiêu chí vô khuẩn: Yếu tố vô khuẩn cũng là 1 trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của quá trình cấy ghép Implant. Chỉ với 1 phơi nhiễm cho dù là nhỏ nhất cũng sẽ khiến cho quy trình phục hình bị thất bại, dẫn đến việc cần cấy ghép Implant lần 2.
- Sử dụng trụ Implant chất lượng thấp: Chất lượng vật liệu chính là yếu tố đầu tiên phải chú ý khi cấy ghép. Nếu sử dụng trụ Implant không rõ xuất xứ, chất lượng không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả phục hình: Trụ Implant không bám chặt vào xương, dễ gãy và sẽ sớm bị cơ thể đào thải.
- Cách chăm sóc sau khi cấy ghép Implant không hợp lý: Trong quá trình đợi lành vết thương sau khi cấy ghép trụ Implant vào trong xương hàm, bạn cần chú ý chế độ chăm sóc răng đúng cách, giảm thiểu tối đa việc va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến trụ răng. Những va chạm mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến sự tích hợp của trụ Implant với cơ thể, khiến trụ bị cơ thể đào thải.
Những ai đã từng bị đào thải trụ răng sau quá trình cấy ghép thường sẽ băn khoăn về vấn đề cấy ghép Implant lần 2 hoặc sử dụng bất cứ phương pháp cấy ghép nào thay thế. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng điều này, thay vào đó, hãy nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia nha khoa để có được hướng giải quyết tối ưu nhất.
Cấy ghép Implant lần 2 có được không?
Trong thời gian gần đây, đã có không ít khách hàng bày tỏ sự băn khoăn khi liên hệ với nha khoa về việc “cấy ghép Implant lần 2 có được không?”, được bác sĩ cho biết: cấy ghép Implant lần thứ 2 hoàn toàn có thể làm được, nhưng phải xem xét kỹ càng hơn nhằm phòng tránh các rủi ro đã xảy ra trước đó.
- Để đảm bảo sức khoẻ của bản thân, bạn cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu trụ Implant bị đào thải:
- Bị đau buốt tại khu vực cấy ghép trụ Implant không thuyên giảm sau vài ngày.
- Khó đông máu tại khu vực được cấy ghép trụ.
- Trụ Implant lỏng lẻo, không cố định được trong xương hàm.
- Trụ Implant trồi lên khỏi xương hàm làm cho phần thân bị lộ.
Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, sưng tấy sau khi cấy ghép trụ Implant cần được xử lý đúng cách và triệt để, thời gian càng lâu sẽ càng đẩy nhanh quá trình tiêu xương răng. Theo thời gian, quá trình trồng lại răng vào lần sau sẽ ngày càng trở nên phức tạp.