Hậu quả của việc trồng implant quá trễ

Rate this post

Hiện nay, có một số người sử dụng các phương pháp trồng răng khác như hàm tháo lắp, cầu răng sứ thay vì trồng Implant; sau một thời gian lại bị biến chứng răng miệng nghiêm trọng và cảm thấy hối tiếc khi trồng Implant quá trễ.

Hậu quả của việc trồng implant quá trễ

1. Lý do nhiều người hối hận trồng Implant quá trễ?

Theo nghiên cứu cho biết chi phí trồng răng implant ban đầu tương đối cao có thể là “rào cản” dẫn đến nhiều người không lựa chọn giải pháp này; trong đó có người lại lựa chọn sử dụng hàm giả tháo lắp thay vì bắc cầu răng sứ nhằm tiết kiệm chi phí hơn. Thậm chí có nhiều người để răng trống sau khi nhổ, không làm lại luôn.

Thế nhưng, bạn có biết trồng Implant quá muộn sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:

1.1 Hậu quả khi không trồng răng sớm hơn

– Chức năng ăn nhai bị giảm sút nghiêm trọng (vị trí răng mất là răng hàm, răng cối); do thức ăn không được nhai kỹ, nghiền nhỏ trước khi đi xuống dạ dày; về lâu dài ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá và khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể, khiến sức khoẻ suy yếu đi rõ rệt.

– Mất thẩm mỹ khuôn mặt (đặc biệt răng mất ở vị trí răng cửa, răng nanh), khiến bệnh nhân mặc cảm, tự ti khi giao tiếp.

– Hối hận khi cấy ghép implant quá trễ sẽ bị tiêu xương hàm, tụt lợi và không thể phục hình răng mới hiệu quả sau này. Hơn nữa, biến chứng này có thể dẫn đến ngực xệ, khuôn mặt mất cân xứng, da nhăn nheo, lão hoá sớm. ..

– Hàm răng bị xô lệch, sai khớp cắn vì các răng trên cung hàm là một thể thống nhất; chúng nâng đỡ, thăng bằng cho nhau và giúp phân phối đều lực nhai. Vì thế khi bị mất răng các răng đối đỉnh sẽ bị trồi lên hoặc thụt xuống gây mất thẩm mỹ.

– Đặc biệt khi 2 răng bên cạnh răng mất không có điểm tựa nữa; nên chúng sẽ có hiện tượng xô lệch, dịch chuyển, lâu dần tạo thành khoảng trống khiến cho răng kế cận bị xô lệch. Từ đó ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của cả 1 hàm răng và nụ cười duyên.

1.2 Bất cập khi sử dụng răng giả tháo lắp và cầu răng sứ

– Đối với hàm không tháo lắp: Tuy có giá thành thấp, tuy nhiên ngược lại với câu nói “tiền nào của đó “; lực nhai chỉ đạt mức trung bình, các cô chú anh chị thường sẽ không ăn được các món yêu thích; đồng thời cần phải tránh ăn các món dai, dẻo, cứng vì độ bền không cao.

– Cùng với đó răng giả tháo lắp có độ bền tương đối thấp, cứ khoảng 3 năm là cần lắp lại hàm mới. Và vấn đề đáng được quan tâm nhất là phương pháp này không ngăn ngừa được tiêu xương hàm và tình trạng lão hoá sớm vẫn có thể xảy ra.

– Đối với cầu răng sứ: Tuy cầu răng sứ có độ cứng chắc khi ăn nhai và độ bền cao hơn so với hàm giả tháo lắp; nhưng thời gian thực hiện nhanh chỉ khoảng 2-3 ngày. Thế nhưng phương án này cũng có mức độ xâm lấn cao do bác sĩ phải mài hai răng kế cận răng mất để tạo trụ cầu. Vấn đề đáng lo ở đây là các răng đã mài sẽ lung lay rất dễ bị mất răng về sau. Bên cạnh đó, cầu răng sứ cũng không thể phòng ngừa được tình trạng tiêu xương hàm.

2. Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?

Nhiều người sau khi hiểu rõ những tác hại khi mất răng lâu năm như trên; đã từng trồng răng giả bằng phương pháp bắc cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp ăn nhai kém, ẩn chứa nhiều rủi ro về sau này; đều mong muốn trồng Implant để phục hồi nhưng không biết liệu có làm được không?

Dựa trên vấn đề nêu trên chúng ta có 3 trường hợp sau đây:

2.1 Trường hợp 1: Người không bị tiêu tương

Nếu như bệnh nhân chưa bị tiêu xương thì Bác sĩ sẽ cấy ghép Implant với các bước sau: cấy ghép trụ Implant vào vị trí răng mất răng – phục hình răng trên Implant.

Trong mỗi giai đoạn, người bệnh cần 2-3 lần thăm khám với Bác sĩ, do đó tổng thời gian điều trị có thể là 4-6 tháng (tuỳ bệnh nhân). Có thể ngắn hơn nếu lựa chọn các loại trụ Implant cao cấp; có thời gian tích hợp xương nhanh chóng số 1 hiện nay như: trụ Implantswiss và Implant Straumann (Thuỵ Sĩ).

2.2 Trường hợp 2: người bị tiêu xương ít và vừa

Đối với trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương nặng thì Bác sĩ có thể ghép thêm xương và trụ Implant cùng lúc; sau đó chờ trụ Implant tích hợp vào xương hàm hoàn chỉnh rồi mới phục hình răng sứ hoàn thiện trên Implant. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh cần 3-4 lần thăm khám và tổng thời gian điều trị kéo dài khoảng 6 – 8 tháng.

2.3 Trường hợp 3: Tiêu xương hàm nghiêm trọng

Đối với trường hợp tiêu xương nặng hoặc mất răng đã lâu, thì Bác sĩ cần tiến hành ghép xương trước; sau đó đợi khoảng 6 tháng mới cấy Implant nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Lúc này bệnh nhân đợi thêm khoảng 4-6 tháng mới có thể phục hình răng cố định trên Implant; vậy nên thời gian điều trị sẽ tương đối lâu so với 2 trường hợp trên.

Như vậy, nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng tiêu xương hàm quá mức; khiến thời gian trồng implant lâu và tốn kém thêm chi phí cho nâng xoang, ghép xương… ; thì sau khi mất răng bệnh nhân nên thăm khám và trồng răng sớm nhất theo chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *