Hướng dẫn cách xử lý khi miếng trám răng bị vỡ

Rate this post

3 bước xử lý khẩn cấp khi miếng trám răng bị vỡ

Nha Khoa Trồng Răng Sài Gòn chia sẻ, nếu gặp trường hợp vỡ miếng trám răng, bạn nên xử lý theo 3 bước sau:

Bước 1: Lấy phần miếng trám răng bị rớt ra ngoài để tránh nuốt miếng trám răng hoặc miếng trám đâm vào má, nướu.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước muối sinh lý.
Bước 3: Đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và đề xuất phương pháp khắc phục phù hợp
Cách khắc phục tình trạng vỡ miếng trám răng tại nha khoa
Trường hợp miếng trám răng vỡ nhỏ
Miếng trám răng bị vỡ với kích thước nhỏ không đáng kể, việc trám đè lên miếng trám cũ là hoàn toàn khả thi. Sau khi làm sạch răng, loại bỏ mô tế bào viêm nhiễm (nếu có), làm khô bề mặt răng, cách ly môi nướu lưỡi chuẩn bị trám bổ sung. Sử dụng vật liệu trám tương đương vật liệu trám trước đó để phủ đè lên, lấp đầy khoảng trống.

Trường hợp miếng trám răng bị vỡ lớn

Kích thước miếng trám răng bị vỡ quá lớn, miếng trám răng bị rớt ra ngoài nhiều, việc trám đè không đem lại hiệu quả tối ưu. Hoặc với trường hợp phần còn lại của miếng trám răng bị đen, bác sĩ chỉ định tháo bỏ miếng trám và hàn trám lại.

miếng trám răng bị mẻ

Cách gỡ miếng trám răng tương đối đơn giản nhưng để an toàn, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được tháo gỡ đúng cách. Việc tháo gỡ miếng trám thực hiện nhẹ nhàng, không đau hay tạo cảm giác khó chịu. Do đó, nếu lo lắng gỡ miếng trám răng có đau không, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì câu trả lời là không nhé.

Bác sĩ sử dụng kỹ thuật đắp tỉ mỉ từng lớp trám lên bề mặt răng cần phục hồi. Dùng đèn chiếu đông Halogen để đông cứng miếng trám. Sau cùng là tạo hình vùng trám, giúp răng trông tự nhiên như răng thật, cải thiện tốt chức năng ăn nhai.